You are using an outdated browser. For a faster, safer browsing experience, upgrade for free today.

Việc kiểm tra nồng độ cồn của người tham gia giao thông của CSGT được thực hiện dựa trên các quy định tại Luật giao thông đường bộ 2008, Nghị định 100/2019/NĐ-CP và Thông tư 65/2020/TT-BCA. 

 

Trong các trường hợp sau đây, cảnh sát giao thông có thể yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn:

  • Thực hiện theo các mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được phê duyệt.
  • Để bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm khác theo văn bản để nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra và các cơ quan chức năng liên quan.
  • Báo cáo, phản ánh, đề xuất và tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân và phương tiện.
  • Ngoài ra, Luật pháp cũng quy định rằng CSGT hoàn toàn có quyền kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định về giao thông đường bộ và các pháp luật liên quan để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm.

Vì vậy, CSGT vẫn có quyền yêu cầu người tham gia giao thông dừng phương tiện để kiểm tra nồng độ cồn trong trường hợp không có văn bản chỉ định trước đó. Tuy nhiên, CSGT thường kiểm tra nồng độ cồn dựa trên chuyên môn hơn. 

Trong đó, công cụ phổ biến nhất để CSGT kiểm tra liệu người tham gia giao thông có uống rượu bia hay không là máy đo nồng độ cồn trong hơi thở. Đó là lý do tại sao rất nhiều người mua máy thổi nồng độ cồn để xác định và đảm bảo rằng nồng độ cồn của họ không vượt quá mức cho phép trước khi tham gia giao thông.
Xem thêm: Những loại máy đo nồng độ cồn phổ biến được lực lượng cảnh sát giao thông sử dụng.


Quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT

Theo các văn bản pháp luật kể trên. quy trình kiểm tra nồng độ cồn của CSGT được thực hiện nhưa sau:

1. Chiến sĩ CSGT yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng xe để thực hiện kiểm tra nồng độ cồn.

2. Sau đó, chiến sĩ chào người dân bằng điều lệnh và thông báo việc kiểm tra nồng độ cồn.

3. Tiếp theo, CSGT sẽ hướng dẫn người dân thực hiện thổi khí vào máy đo nồng độ cồn. Nếu bạn có thắc mắc về thiết bị đo như tem kiểm định, số se-ri thì có thể yêu cầu chiến sĩ giải thích. Kết quả đo nồng độ cồn sẽ hiển thị trên màn hình của máy, kết quả phải được công khai, minh bạch.

Lưu ý, CSGT phải thay ống thổi sau mỗi lần kiểm tra nồng độ cồn cho một người. Điều này là để đảm bảo vệ sinh cũng như ngăn chặn bệnh truyền nhiễm lây lan.